3. Tránh tăng nhiệt hoặc giảm nhiệt quá độ khi bên trong nồi không có gì để tránh hiện tượng nồi phải chịu nhiệt độ quá cao gây biến đổi hình dạng nồi.
4. Không đặt bếp từ gần những nơi có lửa.
5. Không đặt những vật bằng kim loại như dao, nhôm, nắp vung, muỗng, thìa… lên mặt bếp vì những vật này có khả năng biến nhiệt.
6. Không nên đặt báo, vải lên mặt bếp gián tiếp tăng nhiệt, để tránh nhiệt độ dưới đáy nồi quá cao gây cháy (giữa nồi và mặt bếp không thể đặt bất kì 1 vật gì).
7. Không nên đặt bếp dưới thảm hoặc vải để sử dụng để tránh việc ngăn cản chỗ thoát khí và ống thoát khí ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt. Khi cần sử dụng nên đặt 1 tờ giấy cứng bên dưới bếp.
8. Sau khi nấu ăn xong, nồi sẽ sinh ra một nhiệt lượng nhiệt độ cao sẽ dẫn nhiệt tới bề mặt bếp, lúc này không nên sờ tay vào mặt bếp.
9. Khi không sử dụng bếp từ nữa thì cần đợi cho quạt tản nhiệt chạy xong bạn mới rút điện ra. Để tản nhiệt nhanh thì bạn nên nhấc nồi vừa nấu ra khỏi bếp
10. Lau chùi, cọ mặt bếp thường xuyên, tránh các loại côn trùng hay những con vật nhỏ chui vào trong bếp có thể dẫn tới sự cố như đường điện bị chập.
11. Không được đặt bếp từ lên mặt nhôm hoặc trên mặt kim loại để sử dụng để tránh đáy bếp bị cháy.
12. Chọn dụng cụ nấu phù hợp
Các loại dụng cụ nhà bếp làm từ Inox, hoặc sắt thép không gỉ (đường kính đáy nồi từ 12-26 cm, bề mặt đáy phẳng) thích hợp sử dụng với bếp điện từ. (Tốt nhất nên sử dụng nồi Inox 3-5 đáy)
Dụng cụ nhà bếp làm từ gốm, nhôm, đồng, thủy tinh, đất… cũng như những dụng cụ nhà bếp có đường kính đáy nồi nhỏ hơn 12cm phù hợp khi sử dụng bên Hồng ngoại